Vị trí, chức năng Án lệ Việt Nam

Lĩnh vực án lệSố lượng[lower-alpha 11]
Dân sự27
Hình sự11
Hành chính3
Hôn nhân gia đình1
Kinh doanh thương mại9
Lao động1

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay, án lệ được hiểu như là một văn bản tư pháp được công bố bởi Tòa án nhân dân tối cao, cơ quan xét xử các cấp từ trung ương đến địa phương có trách nhiệm xem xét và viện dẫn, áp dụng trong quá trình tố tụng mà chủ yếu là xét xử.[60] Bởi vì không mang tính bắt buộc, không được ban hành theo trình tự, thủ tục của nhóm hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cho nên án lệ không phải là văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam. Khi tiến hành xét xử vụ việc ở tất cả các lĩnh vực, thẩm phánhội thẩm nhân dân lần lượt sẽ áp dụng luật (bao gồm Hiến pháp, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, bộ luật và luật nội địa), tập quán, tương tự pháp luật, án lệ, lẽ công bằng.[64][65] Do đặc tính áp dụng lần lượt các đối tượng, nếu không có luật, tập quán hay tương tự pháp luật thì mới áp dụng án lệ, vì thế nên vị trí của án lệ trong hệ thống pháp luật là thứ yếu, thứ tự để áp dụng gần như là cuối cùng.[60]

Một góc nhìn Tòa án nhân dân tối cao, cơ quan xét xử cao nhất Việt Nam, trực tiếp phụ trách án lệ.

Là một quốc gia theo hệ thống luật thành văn, pháp luật Việt Nam được xây dựng theo quy trình cụ thể, dựa trên sự thay đổi của xã hội để tiến hành phân tích, đánh giá, sau đó đưa ra dự thảo luật và thông qua.[66] Quá trình lập pháp thường mất nhiều thời gian, các quy phạm pháp luật được soạn thảo không quy định được tất cả mọi vấn đề, do đó xuất hiện thiếu sót trong luật áp dụng khi xét xử, các cơ quan xét xử buộc phải phân tích theo nguyên tắc chứa đựng những cơ sở pháp lý cơ bản của pháp luật để đưa ra kết luận cho vụ việc đang được thụ lý.[67] Và các kết luận này có thể trở thành án lệ để áp dụng cho cho toàn bộ hệ thống nếu được thông qua, với chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội mới phát sinh mà pháp luật chưa thể điều chỉnh hay những mâu thuẫn, khiếm khuyết của hệ thống pháp luật, hỗ trợ việc giải quyết các vụ việc một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí, tạo sự thống nhất trong xét xử ở Việt Nam.[68]

Bên cạnh đó, án lệ Việt Nam còn có nhiệm vụ giúp ngăn ngừa sự duy ý chí của thẩm phán khi áp dụng pháp luật, nâng cao kỹ năng và chất lượng xét xử của thẩm phán, giúp chuẩn hóa việc viết bản án, quyết định.[69] Thông qua việc tham khảo, viện dẫn án lệ đã có, thẩm phán có thể đưa ra phán quyết một cách có cơ sở hơn, đảm bảo số lượng bản án, quyết định bị tòa án cấp trên hủy, sửa sẽ giảm đi, có xu hướng trở thành hoạt động thường xuyên của ngành tòa án.[70] Theo cách hiểu chung, việc viện dẫn án lệ không có nghĩa án lệ là cơ sở pháp lý cho vụ án mà tòa án xét xử, vì cơ sở pháp lý vẫn phải dựa trên cơ cở pháp luật trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật; viện dẫn án lệ là cách bày tỏ quan điểm về sự tôn trọng tính thống nhất trong áp dụng pháp luật,[71] thẩm phán tự mình quyết định có theo đường lối xét xử trong án lệ viện dẫn hay không, nếu không thì phải nêu ra lý do chính đáng trong việc không áp dụng án lệ đã có.[72][73]